THẬP-TÍN
(The Ten Faiths)
1. Tín-tâm TRỤ
2. Niệm-tâm TRỤ
3. Tinh-tấn-tâm
4. Huệ-tâm TRỤ
5. Định-tâm TRỤ
6. Bất-thoái-tâm
7. Hộ-pháp-tâm
8. Hồi-hướng-tâm
9. Giới-tâm TRỤ
10. Nguyện-tâm TRỤ
1. Tín-tâm TRỤ
(
the mind that resides in faith)
Kinh văn:
即Tức 以dĩ 此thử 心tâm 中trung 中Trung 流lưu 入nhập 。 圓viên 妙diệu 開khai 敷phu 。 從tùng 真chân 妙diệu 圓viên 。 重trùng 發phát 真chân 妙diệu 。
妙Diệu 信tín 常thường 住trụ 。 一nhất 切thiết 妄vọng 想tưởng 。 滅diệt 盡tận 無vô 餘dư 。 中Trung 道Đạo 純thuần 真chân 。 名danh 信TÍN 心TÂM 住Trụ 。
( Tức lấy tâm ấy, nương theo TRUNG-ĐẠO lần vào, tính VIÊN-DIỆU phát ra. Từ
chỗ chân diệu viên, lại phát ra chân diệu.
Diệu tín THƯỜNG-TRỤ, tất cả vọng tưởng diệt hết không còn, trung đạo được
thuần chân, gọi là TÍN-TÂM trụ.)
Giảng giải:
Đầu tiên bàn về Tín-tâm
TRỤ.
Tức
lấy tâm ấy, nương theo TRUNG-ĐẠO lần vào, tính VIÊN-DIỆU phát ra.
“Tâm ấy” là tâm của CÀN HUỆ ĐỊA. Khi Ái dục khô cạn, chỉ còn TRÍ HUỆ thuần chơn, nên gọi “SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG”. Họ dùng tâm ấy để đi vào Phật pháp và tiến đến “tính VIÊN-DIỆU phát ra”, cùng khắp. Họ đạt đến THẬT TƯỚNG NHƯ THỊ của vạn pháp.
Từ chỗ chân diệu viên, lại phát ra chân diệu.
Từ chân diệu của tự
tính CHÂN NHƯ lại phát ra trí huệ chân diệu.
Diệu tín THƯỜNG-TRỤ, tất cả vọng tưởng diệt hết không còn,
trung đạo được thuần chân.
Họ luôn luôn trụ
trong “DIỆU TÍN THƯỜNG-TRỤ” có
nghĩa TÂM không lay động, không thay đổi. Niềm tin tưởng của họ là thường hằng,
cho đến khi mọi vọng tưởng không còn, tất cả đều đã dứt trừ. Cho dù họ có vọng
tưởng thì những vọng tưởng ấy cũng chẳng hiện khởi. Bởi vì vọng tưởng phải dựa
vào VÔ-MINH, chẳng hạn như vọng tưởng về ÁI DỤC; nhưng hiện tại, ái dục đã khô
cạn, chỉ còn sót lại một ít vô minh. Do đó, tất nhiên họ không có vọng tưởng về
ÁI DỤC.
( PHẦN (SỰ) CHỨNG THÌ KHÔNG CÒN PHẠM ÁI DỤC, CÒN PHẠM THÌ CHỈ ĐƯỢC PHẦN (LÝ) GIẢI MÀ THÔI)
Tại sao quý vị vẫn có
vọng tưởng? Đấy là vì quý vị vẫn còn ái dục. Điều đó xuất phát từ lòng tham ái
dục. Tham muốn nghĩ tưởng thế này thế nọ, làm cho TÂM của chúng ta không ngừng
dao động, loạn tưởng. Nếu một người không tham ái dục, thì họ sẽ không có vọng
tưởng.
Người tu đến giai đoạn này, dứt tuyệt mọi vọng tưởng, họ đạt được Trung đạo thuần chân. “THUẦN CHÂN” là không có ái dục, không có ý tham muốn Tiền-tài, Sắc-đẹp, Danh-vọng, Ăn-uống, Ngủ-nghỉ (NGŨ DỤC)…, gọi là TÍN-TÂM trụ thứ nhất.
Sutra:
Then, with this mind
centered on the middle, they enter the flow where wonderful perfection reveals
itself. From the truth of that wonderful perfection there repeatedly arise
wonders of truth. They always dwell in the wonder of faith, until all false
thinking is completely eliminated and the Middle Way is totally true. This is
called the Mind that Resides in Faith.
Commentary:
This begins the discussion on the ten faiths:
1. the mind that resides in faith,
2. the mind that resides in mindfulness,
3. the mind that resides in vigor,
4. the mind that resides in wisdom,
5. the mind that resides in samadhi,
6. the mind that resides in irreversibility,
7. the mind that resides in protecting the dharma,
8. the mind that resides in making transferences,
9. the mind that resides in the precepts,
10. the mind that resides in vows.
Then, with this mind centered on the middle, they enter the
flow where wonderful perfection reveals itself. "This mind" refers to
the mind at the level of dry wisdom, the initial vajra-mind. They use this mind
to enter the flow of the Buddhadharma, and they reach the state where
"wonderful perfection reveals itself," where it opens out in
abundance. One reaches the principle and substance of true suchness. From the
truth of that wonderful perfection there repeatedly arise wonders of truth. In
the wonderful perfection of the true suchness of the self-nature, truths within
truths come forth. They always dwell in the wonder of faith, until all false
thinking is completely eliminated and the Middle Way is totally true. Their
belief becomes more and more subtle and wonderful.
"Always dwell" means that they will not waver,
they will not change their minds. Their faith is constant. At that point, all
false thinking goes away, without exception. Even if they wanted to have false
thoughts, the false thoughts just wouldn't arise. That is because false
thoughts are helped out by ignorance. With false thoughts come love and desire.
But now love and desire have been dried up and only a little ignorance remains,
so that, quite naturally, they don't have false thoughts.
Why do you have false thinking? It is because you still
have love and desire. There are things that you are greedy for. The desires
compel you to think about this and that, so that your mind is always climbing
on conditions. If people didn't have any greed, they wouldn't have any false
thinking.
At this point in their cultivation, these people don't
have false thinking. When that happens, one attains the nature of the principle
of the Middle Way. It is "totally true," which means that there is no
love and desire, no greedy false thoughts. This is called the Mind that Resides
in Faith. This is the first of these ten positions. One brings forth genuine
faith and dwells in it.
2. Niệm-tâm TRỤ
( The mind that resides in
mindfulness )
Kinh văn:
真Chân 信tín 明minh 了liễu 。 一nhất 切thiết 圓viên 通thông 。 陰ấm 處xứ 界giới 三tam 。 不bất 能năng 為vi 礙ngại 。 如như 是thị 乃nãi 至chí 過quá 去khứ 未vị 來lai 。 無vô 數số 劫kiếp 中trung 。 捨xả 身thân 受thọ 身thân 一nhất 切thiết 習tập 氣khí 。 皆giai 現hiện 在tại 前tiền 。 是thị 善thiện 男nam 子tử 。 皆giai 能năng 憶ức 念niệm 。 得đắc 無vô 遺di 忘vong 。 名danh 念Niệm 心Tâm 住Trụ 。
( Chân tín sáng tỏ, tất cả đều viên thông, ba thứ ẤM, XỨ, GIỚI không thể
làm ngăn ngại. Như thế, cho đến trong vô số kiếp quá khứ, vị lai, tất cả tập
khí xả thân, thọ thân ĐỀU HIỆN RA TRƯỚC MẶT, thiện nam tử ấy đều có thể nhớ
nghĩ được, không quên mất điều gì – gọi là NIỆM TÂM trụ.)
Giảng giải:
Phần đầu nói về Tín-tâm
TRỤ, tu hành theo Trung đạo, lìa hai bên NHẬP và XUẤT, CÓ và KHÔNG, ĐOẠN và THƯỜNG…
– đây là sự DIỆU-VIÊN.
Nay sẽ bàn về Niệm-tâm
TRỤ, khi chân tín sáng tỏ, có
được ĐỨC TIN chân thật tất sẽ được trí huệ chân thật. “ Sự hiểu biết rõ ràng”,
đấy là trí huệ chân thật.
Tất cả đều viên thông, ba thứ ẤM, XỨ, GIỚI không
thể làm ngăn ngại.
Những người tu ấy
không chỉ thành tựu viên thông của các CĂN, mà mỗi CĂN đều viên thông với:
– 5 ẤM : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
- 12 Xứ : Mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý (SÁU CĂN) và Sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp (SÁU TRẦN)
- 18
GIỚI : SÁU CĂN, SÁU TRẦN và Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (SÁU THỨC)
( THỨC
là sự hiểu biết phân biệt, cho dù thức A-LẠI-DA cũng trong sự phân biệt VI TẾ. CĂN
là khả năng nhận biết không phân biệt.)
Một
khi đạt được viên thông thì ẤM, XỨ, GIỚI chẳng còn gì ngăn ngại quý vị.
Nhất tánh VIÊN THÔNG nhất thiết tánh,
Nhất
pháp biến hàm nhất thiết pháp,
Nhất
nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy,
Nhất
thiết thủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp
Chư Phật
pháp thân nhập NGÃ TÁNH,
Ngã
tánh đồng cộng Như Lai hợp.
Nhất địa
CỤ TÚC nhất thiết địa,
Phi sắc
phi tâm phi hành nghiệp.
Ðàn chỉ
viên thành bát vạn môn,
Sát-na
diệt khước tam kỳ kiếp.
Nhất
thiết số cú phi số cú,
DỮ NGÔ
LINH GIÁC hà giao thiệp.
(Chứng Ðạo Ca)
Như thế, cho đến trong vô số kiếp quá khứ, vị lai, tất cả tập
khí xả thân, thọ thân đều hiện ra trước mặt, trong vô số kiếp xa xưa, con người đã trải qua biết bao nhiêu
lần sinh rồi tử, tử rồi tái sinh. Trong các đời sống, họ có nhiều thói quen
khác nhau.
Có đời thì say mê UỐNG
RƯỢU, đời khác thì ưa HÚT THUỐC, hoặc ham ĐÁNH BẠC, hoặc DÂM ĐÃNG, giết người,
nói dối…Nhìn chung, sau mỗi đời tái sinh, thói quen của họ càng phát triển và
hành động càng thêm tồi tệ.
Đấy là nói về những
tính xấu, về tính tốt, có người trong đời sống, họ thường lễ KÍNH CHƯ PHẬT, hoặc
nghe giảng kinh LĂNG NGHIÊM, kinh PHÁP HOA…
Tóm lại, trong nhiều
đời nhiều kiếp đã qua, họ luôn hành thiện. Rốt cuộc, họ tích lũy được một NHÂN
CÁCH, một thói quen đáng KÍNH TRỌNG. Và ngày nay, như một cuộn phim, tất cả những
thói quen ấy HIỆN RA trước mắt họ.
Thiện nam tử ấy đều có thể nhớ nghĩ được, không quên mất điều gì. Thiện nam tử là người tu theo VIÊN THÔNG, họ nhớ được tất cả. Đến giai đoạn này, họ KHÔNG QUÊN mất điều gì. Có nghĩa, họ nhớ hết mọi việc đã xảy ra, nhớ những nhân duyên trong đời họ, đấy gọi là Niệm tâm trụ thứ hai.
Sutra:
When true faith is
clearly understood, then perfect penetration is total, and the three aspects of
skandhas, places, and realms are no longer obstructions. Then all their habits
throughout innumerable kalpas of past and future, during which they abandon
bodies and receive bodies, appear to them now in the present moment. These good
people can remember everything and forget nothing. This is called the Mind that
Resides in Mindfulness.
Commentary:
Prior to this stage, when they were residing in the mind
of faith, they cultivated the Middle Way, that wonderful perfection, the
principle which one neither enters into nor departs from. Now, since they are
replete with faith, true faith is clearly understood. Once one has true faith,
one can gain true wisdom. "Clear understanding," then, refers to that
true wisdom. Then perfect penetration is total, and the three aspects of
skandhas, places, and realms are no longer obstructions.
Not only do they accomplish the perfect penetration of the sense
organs, but of everything else as well, the five skandhas of form, feeling,
thought, activity, and consciousness; the twelve places of the eyes, ears,
nose, tongue, body, and mind, together with forms, sounds, smells, tastes,
tangible objects, and dharmas; and the eighteen realms, which include the six
sense-organs, the six sense-objects and the consciousnesses which connect them,
that is, the eyeconsciousness, the ear-consciousness, the nose-consciousness, the
tongue-consciousness, the body-consciousness, and the mindconsciousness.
Once you obtain perfect penetration, these things can no longer hinder you.
Then all their habits throughout innumerable kalpas of past and future, during
which they abandon bodies and receive bodies, appear to them now in the present
moment. For time beyond calculation they have been undergoing rebirth and will
continue to undergo rebirth, birth after birth, death upon death. And in each
one of those lives, they have different habits. In one life they got into the
habit of drinking wine. In another life they were in the habit of smoking. In
another life, they were habitual gamblers. Another life found them with habits
of lust. In another life they killed. Another life made them into thieves. In
one life, they got into the habit of lying.
In one life, they had the habit of listening to the explanation of the Shurangama Sutra. In another life, they habitually listened to the Lotus Sutra. In general, throughout all those lives in so many kalpas, they walked many paths. As a result, they had accumulated a tremendous number of habits. But now, just like a movie, all those habits appear before them. These good people can remember everything and forget nothing. These good people who are cultivating the Way can bring it all to mind. They can remember it all. When they attain that state, they never forget. That means they always have their mind on what's happening. They are always mindful of those causes and conditions. This is called the Mind that Resides in Mindfulness, the second of the ten faiths.
3. Tinh-tấn-tâm
(The Mind of Vigor)
Kinh văn:
妙Diệu 圓viên 純thuần 真chân 。 真chân 精tánh 發phát 化hóa 。 無vô 始thỉ 習tập 氣khí 。 通thông 一nhất 精tinh 明minh 。 唯duy 以dĩ 精tinh 明minh 進tiến 趣thú 真chân 淨tịnh 。 名danh 精Tinh 進Tấn 心Tâm 。
( Tính diệu viên thuần chân, chân tánh phát ra, các TẬP KHÍ từ vô thủy, đều
dung thông với một tính TINH MINH, chỉ dùng tinh minh ấy tiến đến chỗ CHÂN TỊNH,
gọi là TINH TẤN tâm.)
Giảng giải:
Tính diệu viên thuần chân, chân tánh phát ra, các TẬP KHÍ từ
vô thủy, đều dung thông với một tính TINH MINH, đây là TINH-TẤN liên tục phát ra trí huệ TINH MINH, chỉ
dùng tinh minh ấy tiến đến chỗ CHÂN TỊNH. Họ dùng sức mạnh tinh minh sáng
tỏ tiến đến chỗ chân tịnh, không còn một chút Ô NHIỄM nào khởi lên - gọi
là TINH TẤN tâm thứ ba.
Sutra:
When the wonderful perfection is completely true, that essential truth brings about a transformation. They go beyond the beginningless habits to reach the one essential brightness. Relying solely on this essential brightness, they progress toward true purity. This is called the Mind of Vigor.
Commentary:
When the wonderful perfection is completely true, that essential truth brings about a transformation. They go beyond the beginningless habits to reach the one essential brightness, which is wisdom. Relying solely on this essential brightness, they progress toward true purity. Their vigor takes them to a place of true purity which is devoid of any defilement. This is called the Mind of Vigor, the mind that resides in vigor.
4. Huệ-tâm TRỤ
( The mind that resides in wisdom )
Kinh văn:
心Tâm 精tinh 現hiện 前tiền 。 純thuần 以dĩ 智Trí 慧Huệ 。 名danh 慧Huệ 心Tâm 住Trụ 。
( Tâm tinh hiện tiền, thuần là Trí Huệ, gọi là Huệ Tâm trụ. )
Giảng giải:
Khi người tu chỉ còn
tâm CHÂN TỊNH, tâm tinh hiện tiền, thuần là Trí Huệ. Trí Huệ
nhận biết rõ ràng, có nghĩa người đó đã có được một phần Trí Huệ chân thật.
“Thuần trí huệ” là
không còn chút gì loạn tưởng còn sót lại. Vọng tưởng
vô minh đã dứt sạch – đây gọi là Huệ tâm trụ thứ
tư.
Sutra:
The essence of the mind reveals itself as total wisdom; this is called the Mind that Resides in Wisdom.
Commentary:
When one has progressed until the mind is truly pure, then the essence of the mind reveals itself as total wisdom. The mind is clear and understood, which means one has some genuine wisdom. "Total wisdom" means that there is not the least bit of random thinking remaining. The stupidity and false thoughts are all gone. Remember that this was described above, in the passage on the first dwelling of the mind, where it said that "all false thinking is completely eliminated." This is called the Mind that Resides in Wisdom. This is the dwelling of the mind of faith in wisdom.
5. Định-tâm TRỤ
( The mind that
resides in Samadhi )
Kinh văn:
執Chấp 持trì 智trí 明minh 。 周chu 遍biến 寂tịch 湛trạm 。 寂tịch 妙diệu 常thường 凝ngưng 。 名danh 定Định 心Tâm 住Trụ 。
( Nắm giữ trí sáng suốt, TRONG LẶNG cùng khắp, tính tịch diệu thường YÊN-LẶNG,
gọi là ĐỊNH TÂM trụ. )
Giảng giải:
Nắm giữ trí sáng suốt, TRONG LẶNG cùng khắp. Có nghĩa, quý vị phải giữ lấy ánh sáng TRÍ HUỆ bằng cách tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG..., không để cho gián đoạn, như vậy ánh sáng ấy sẽ trong lặng chiếu soi khắp pháp giới, tính tịch diệu thường YÊN-LẶNG, gọi là ĐỊNH TÂM trụ.
“Tính tịch diệu thường YÊN-LẶNG” là sự lặng lẽ mà thường chiếu soi tỏ sáng.
“Lặng lẽ” thì dừng được
vòng Trí huệ phân biệt. Trước đây thì còn phân biệt , nay thì lắng sâu TỊCH DIỆU.
YÊN-LẶNG CHIẾU SÁNG
còn tượng trưng cho ĐỊNH LỰC. Đến giai đoạn này thì người tu không còn bị giao động.
Người có ĐỊNH-LỰC, thì
khi đã chọn pháp môn HỢP VỚI CĂN TÁNH của mình rồi, thì phải phấn đấu liên tục
để thành tựu pháp đó, họ sẽ không dễ dàng ngã theo bên này hay bên nọ.
Ngọn gió phương Đông
không làm cho họ ngã về phương Tây. Điều đó có nghĩa họ không bị GIAO ĐỘNG trước
TÁM NGỌN GIÓ.
Nói về tám ngọn gió,
tôi sẽ thuật chuyện của TÔ ĐÔNG PHA, một học giả, cũng là một thi sĩ nổi tiếng
đời nhà Tống, Trung Quốc. Ông còn được mọi người biết đến là cư sĩ Đông Pha, rất
thân với THIỀN SƯ PHẬT ẤN.
Trước Ông sống ở phía
Nam sông Dương Tử, sau chuyển qua phía Bắc của sông.
Nhà thơ Tô Đông Pha tu theo THIỀN TÔNG. Một ngày nọ ông ngồi
thiền, đột nhiên cảm tác , bèn viết mấy câu thơ:
Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên.
Khể thủ :
NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ
Thiên trung thiên : ĐỨC PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI
Hào quang chiếu đại thiên : ÁNH HÀO QUANG CỦA NGÀI CHIẾU KHẮP ĐẠI
THIÊN, GỒM 1 TỶ THẾ GIỚI.
Bát phong : TÁM
NGỌN GIÓ
1. Dự : KHEN
2. Hủy : CHÊ
3. Khổ : KHỔ
4. Lạc : VUI
5. Lợi : LỢI
6. Suy: HẠI
7. Đắc : ĐƯỢC
8. Thất
: MẤT
“DỰ” là
được người KHEN ngợi, chẳng hạn: Ông là người học giỏi. Hoặc: Bạn có nhân cách
và người đạo đức rất tốt. Nhưng quý vị sẽ không xem những lời khen ấy là hay,
là tốt đẹp, bởi vì nếu động TÂM vì lời khen ấy, chứng tỏ quý vị chưa có ĐỊNH LỰC.
“HỦY”, có
nghĩa là CHÊ bai, những lời nói làm tổn thương người khác. Thường, con người
thích khen hơn là chê. Đây là ngọn gió khiến người ta khó giữ được TÂM bình
tĩnh và thường tự hỏi – “Tại sao HỌ lại
ĐỐI XỬ VỚI tôi như thế ?”
“KHỔ”,
cũng là một ngọn gió bao hàm nhiều phương diện đau khổ về THÂN hoặc TÂM, và “LẠC” cũng vậy. Quý vị cảm thấy tốt đẹp,
nhưng đừng cho đó là quan trọng, vì khi tâm quý vị thấy thích thú, tức đã bị
gió làm lay động rồi và khổ cũng vậy.
“LỢI”, chỉ
một điều gì đó giúp ích quý vị được mau thành tựu.
“SUY” có
nghĩa tổn hại, là những tệ hại đối với quí vị.
“ĐẮC” là
được điều gì đó, “THẤT” là mất mát.
Khi được, chúng ta thấy vui; còn khi mất thì đâm ra buồn bã, bực bội. Chẳng hạn
chúng ta mua một máy RADIO, một MÁY ẢNH hoặc một cái KÍNH THIÊN VĂN, mua đó có
nghĩa là được. Nhưng chúng ta sơ ý để mất đi, khi ấy chúng ta cảm thấy rất đau
khổ vì sự mất mát đó. Đây chính là TÁM NGỌN GIÓ làm con người luôn bị lay động.
Nhưng Tô Đông Pha cho
rằng cả tám gió cũng CHẲNG LÀM ÔNG GIAO ĐỘNG (xuy bất động) vì ông ta đang ngồi trên tòa sen
vàng, (Đoan tọa tử kim liên), và ông đã gửi bài thơ đến THIỀN SƯ PHẬT ẤN để
được sự ẤN CHỨNG cho.
THIỀN SƯ PHẬT ẤN ghi
vào bài thơ ấy mấy chữ, có đầy đủ các ý nghĩa. Nhưng nhà thơ chỉ xem lướt qua,
không lãnh hội được Ý NGHĨA của THIỀN SƯ! Cho nên, liền nổi cơn THỊNH NỘ.
Mấy chữ đó là gì? – Giống như “HƠI HÔI TỪ HẬU MÔN”.
Tô Đông Pha ném bài thơ vào
bếp than, liền tức tốc qua bên kia sông, đến tìm THIỀN SƯ PHẬT ẤN.
“Ông là loại người gì hả? Ông TĂNG SẤU XA? Có gì hay khi ông
SỈ NHỤC người ta chứ?”. THIỀN SƯ PHẬT
ẤN điềm tĩnh bảo: “ÔNG lại vì LỜI NÓI của tôi mà bị GIÓ THỔI từ bên kia
sông qua đến bên đây, phải không?”.
Tô Đông Pha nghĩ lại,
ÔNG thấy thiền sư nói đúng, nên chỉ còn cách cúi đầu quay về.
Sutra:
As the wisdom and
brightness are held steadfast, a profound stillness pervades. The stage at
which the majesty of this stillness becomes constant and solid is called the
Mind that Resides in Samadhi.
Commentary:
As the wisdom and brightness are held steadfast, a profound stillness pervades.
This means that you must hold onto the light of wisdom and not let it go slack.
Then there is a profound stillness that extends throughout the dharma-realm.
The stage at which the majesty of this stillness becomes constant and solid is
called the Mind that Resides in Samadhi. The "profound stillness"
represents what is "tranquil and eternally illumining," and the
"majesty of this stillness" represents what is "illumining and
eternally tranquil." "Solid" here refers to the solidifying of
the water of wisdom. It had been shallower before; now it deepens.
"Solid" represents samadhi-power.
At this point, one will not be moved. One would not say,
"That looks good," and run in that direction, and then say, "But
that looks even better," and run to the next thing. One would not be
always pursuing something better. If one had samadhi-power, one would not run
about hither and thither. A wind out of the east would not bend one westward;
nor would a west wind blow one eastward. That just means that one would not be
moved by the eight winds.
In order to tell about the eight winds, we must talk about the famous Song
dynasty scholar and poet Su Dong Po. He was known as layman Dong Po and he carried
on a dialogue with Dhyana Master Fo Yin. The former lived on the south bank of
the Long River (Yang Tze) at Chen Chiang, and the latter on the north bank of
the river.
The poet Su Dong Po meditated and cultivated, and one day in meditation he saw
a state that moved him to write a verse. The verse went:
I bow my head to the God among gods.
And a ray of light illumines the great thousand worlds.
The eight winds cannot move me,
As I sit aloft a purple golden lotus.
The "God among gods" refers to the Buddha.
The poet claimed that when he bowed to the Buddha, he emitted a
light that went throughout the universe. The eight winds are:
1. praise,
2. ridicule,
3. suffering,
4. bliss,
5. benefit,
6. destruction,
7. gain,
8. loss.
"Praise" is someone's saying things like, "You are an excellent
student. You really apply yourself. You have a fine personality and a good
moral character." But you shouldn't look upon praise as something good,
because if you are moved by it, you just prove that you don't have any samadhi-power.
The eight winds are difficult for cultivators to bear.
"Ridicule" means to chide or tease or use sarcasm. It's to use words
in such a way as to break a person down. It may sound like praise but it's
thick with sarcasm. This wind can cause one to lose one's temper. "How can
you treat me like that!" is a typical reaction.
"Suffering" in all its manifold aspects is also one of the winds, as
is "bliss." You may feel good, but you should not think that it's a
great thing, because as soon as your mind moves to acknowledge the pleasure, a
wind has moved you.
"Benefit" refers to something that will help you out.
"Destruction" means something unbeneficial which is bad for you.
"Gain" refers to getting something, "loss" to losing it.
Getting something makes you happy; losing something upsets you. For instance, a
person buys the latest model of a very fancy radio. He's so taken with it that
he even dreams about it at night. Or maybe it's a camera or a telescope.
In general, just imagine the thing that you are most fond of:
buying it is what is meant by "gain." But once you have it, of
course, other people find it attractive, too, and who would have guessed that
someone would wait until you are a bit careless and steal it from you? At that
point, your ignorance arises and you are afflicted by your loss. That's to be
moved by the eight winds. But Su Dong Po said that the eight winds did not move
him as he sat aloft a purple golden lotus. He had his servant take the poem to
Chan Master Fo Yin for his critique.
Chan Master Fo Yin scribbled two words across the poem. The two words were very
meaningful, but Su Dong Po couldn't handle them. He exploded in a rage as soon
as he glanced at them. What were the words? "Fart, fart."
Su Dong Po grabbed the poem, threw on his coat, and stormed across the river to
confront Chan Master Fo Yin.
"What kind of bad-mouthed monk are you?" he demanded of the Chan
master. "What right do you have to scold people like that?"
"But you said the eight winds would not move you," Chan Master Fo Yin
replied calmly. "How is it that my two little farts have blown you all the
way across the river?"
Thinking it over, Su Dong Po saw how right the Chan Master was, and so he hung
his head and went back home.
6. Bất-thoái-tâm
(The Mind of
Irreversibility)
Kinh văn:
定Định 光quang 發phát 明minh 。 明minh 性tánh 深thâm 入nhập 。 唯duy 進tiến 無vô 退thoái 。 名danh 不Bất 退Thoái 心Tâm 。
( Định quang phát sáng, tánh sáng tiến sâu vào, chỉ có tiến chứ không thoái
lui, đây gọi là BẤT THỐI tâm. )
Giảng giải:
Khi TÂM trụ trong định, Định
quang phát sáng, tánh sáng tiến sâu vào. Bậc thiện tri thức đang tu tập này, họ chỉ có tiến chứ không thoái lui. Khi đã hiểu rõ, họ chỉ tiến TU chứ không còn THOÁI LUI nữa. Lý do họ
không thể thoái lui là vì họ đã thực sự hiểu biết tường tận, nên họ có trí huệ CHÂN
THẬT, đây gọi là BẤT THỐI tâm. TÍN
TÂM NẦY không bao giờ bị thoái lui trở lại.
Sutra:
The light of samadhi
emits brightness. When the essence of the brightness enters deeply within, they
only advance and never retreat. This is called the Mind of Irreversibility.
Commentary:
Once the mind resides in samadhi, the light of samadhi emits brightness. When
the essence of the brightness enters deeply within these good people who are
cultivating, they only advance and never retreat. Since they understand, their
only intent is to progress, and they never turn around and go back. The reason
they are irreversible is that they truly and genuinely understand. They have
real wisdom. This is called the Mind of Irreversibility, the mind of faith that
never retreats.
7. Hộ-pháp-tâm
( The Mind that Protects the Dharma )
Kinh văn:
心Tâm 進tiến 安an 然nhiên 。 保bảo 持trì 不bất 失thất 。 十thập 方phương 如Như 來Lai 。 氣KHÍ 分PHẦN 交giao 接tiếp 。 名danh 護Hộ 法Pháp 心Tâm 。
(Tâm AN-NHIÊN tiến tới, giữ gìn không mất, họ giao tiếp với PHÁP-THÂN
của mười phương Như Lai, đây gọi là HỘ-PHÁP
tâm. )
Giảng giải:
Tâm AN-NHIÊN tiến tới, là họ luôn tiến về phía trước, càng kiên định
tiến tới, thì càng được an nhiên tự tại, lại giữ gìn không mất,
đây là TÂM bất thối của họ. Những người
tu ấy giao tiếp với PHÁP-THÂN của mười phương Như Lai.
Khi một người tu hành
đến độ không còn THỐI LUI thì năng lực của họ sẽ giao tiếp với PHÁP-THÂN của chư Phật, đây
gọi là HỘ-PHÁP tâm.
Điều ấy có nghĩa chư Phật
BẢO HỘ quý vị, và quý vị HỘ TRÌ Phật pháp. Với sự bảo hộ của chư Phật, chúng ta
có thể TRẢ HẾT nghiệp của mình TRÊN ĐƯỜNG
tu; sự hộ trì của chúng ta, Phật pháp sẽ phát triển, lan rộng và đây là tín
tâm HỘ PHÁP vậy.
Sutra:
When the progress of
their minds is secure, and they hold their minds and protect them without loss,
they connect with the life-breath of the Thus Come Ones of the ten directions.
This is called the Mind that Protects the Dharma.
Commentary:
When the progress of their minds is secure, they go ever forward; they never
fly off the handle. They are firm and at peace, and they hold their minds and
protect them without loss, so that their minds never retreat. Then they connect
with the life-breath of the Thus Come Ones of the ten directions. When one
reaches the point of irreversibility, the energy-force of the Buddhas unites
with one's own. This is called the Mind that Protects the Dharma. This means
that the Buddhas protect you, and you protect the Buddhadharma. With the
Buddha's protection, you can accomplish your karma in the Way. With your
protection, the Buddhadharma can spread and grow. So this is the mind of faith
that protects the dharma.
8. Hồi-hướng-tâm
( the Mind of Transference)
Kinh văn:
覺Giác 明minh 保bảo 持trì 。 能năng 以dĩ 妙diệu 力lực 。 迴hồi 佛Phật 慈từ 光quang 。 向hướng 佛Phật 安an 住trụ 。 猶do 如như 雙song 鏡kính 。 光quang 明minh 相tương 對đối 。 其kỳ 中trung 妙diệu 影ảnh 。 重trùng 重trùng 相tương 入nhập 。 名danh 迴Hồi 向Hướng 心Tâm 。
( Giữ gìn tánh giác minh, họ có thể dùng diệu lực xoay chuyển trở về từ
quang của Phật và hướng tới Phật mà an trụ, giống như hai tấm kính được đặt đối
diện nhau, trong đó các hình ảnh phản chiếu lẫn nhau, lớp lớp vi diệu chồng lên
nhau, đây gọi là HỒI HƯỚNG tâm.)
Giảng giải:
Giữ gìn tánh giác minh, có thể dùng diệu lực, giao tiếp với PHÁP-THÂN của đức Phật là
một loại giác ngộ. Khi gìn giữ, sự giác ngộ này có đầy đủ trí huệ và khả năng
nhận thức, KHÔNG MẤT ĐI được. Như vậy, họ sẽ xoay chuyển trở về
từ quang của Phật và hướng tới Phật mà an trụ
Với diệu lực ấy, quý
vị có thể giao tiếp với từ quang của Phật. PHÁP-THÂN HUỆ-MẠNG của quý vị sẽ tương tác qua lại với PHÁP-THÂN HUỆ-MẠNG của đức
Phật, giống như hai tấm kính được đặt đối diện nhau, trong đó
các hình ảnh phản chiếu lẫn nhau, lớp lớp vi diệu chồng lên nhau, đây gọi là HỒI HƯỚNG tâm. Tức là TÂM hướng tới PHÁP-THÂN HUỆ-MẠNG của
đức Phật.
Sutra:
Protecting their light
of enlightenment, they can use this wonderful force to return to the Buddha's
light of compassion and to come back to stand firm with the Buddha. It is like
two mirrors that are set facing one another, so that between them the exquisite
images interreflect and enter into one another layer upon layer. This is called
the Mind of Transference.
Commentary:
Protecting their light of enlightenment, they can use this wonderful force. To
join with the life-breath of the Buddha is a kind of enlightenment. When
protected, this enlightenment is replete with wisdom and intelligence which is
without loss. These people can return to the Buddha's light of compassion and
to come back to stand firm with the Buddha. With this subtle wonderful power,
you can unite with the Buddha's bright compassion. Your life-breath and light
interact with the Buddha's life-breath and light, like two mirrors that are set
facing one another, so that between them the exquisite images interreflect and
enter into one another layer upon layer. When two mirrors are placed opposite
one another, their images interreflect repeatedly. They display infinite layers
of intereflection. This is called the Mind of Transference, the mind of faith
that dwells in transference of merit.
9. Giới-tâm TRỤ
(The mind that resides in precepts )
Kinh văn:
心 光 密 回。獲 佛 常 凝 無 上 妙 淨。安住無為。得無遺失。名戒心住。
Tâm quang
mật hồi, hoạch Phật thường ngưng vô-thượng diệu-tịnh, an - trụ vô -
vi, đắc vô vi thất, danh Giới-Tâm Trụ.
( Tự tâm thầm xoay Phật quang trở lại, được vô thượng diệu tịnh thường trụ
của Phật, an trụ nơi vô vi, được không sót mất, đây gọi là GIỚI TÂM trụ. )
Giảng giải:
Tự tâm thầm xoay Phật quang trở lại, được vô thượng diệu tịnh
thường trụ của Phật.
Đến giai đoạn này sẽ
có sự tương giao thầm lặng giữa ánh sáng TÂM của quý vị và ánh sáng TÂM của đức
Phật, đây là sự “Bí-mật tương giao ánh sáng”.
Ánh sáng từ tâm của quý
vị chiếu đến tâm của đức Phật, và ánh sáng
từ tâm của đức Phật chiếu đến tâm của quý vị. Đấy là sự xoay vòng ánh
sáng, và người tu ấy thường nhận được ánh sáng từ tâm đức Phật.
An trụ nơi vô vi, được không sót mất.
Khi đạt được pháp vô
vi, thì họ sẽ không có sự mất mát nào có thể xảy ra (VÔ-LẬU), đây gọi là GIỚI TÂM trụ.
HỮU-LẬU là
còn phiền não, sinh tử, luân hồi.
VÔ-LẬU là KHÔNG
còn phiền não, sinh tử, luân hồi.
LẬU-TẬN THÔNG là một
trong sáu phép thần thông của hàng A-La-Hán. Phép thần thông này thấy rõ mình
đã vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử, luân hồi, dứt hết mọi phiền não mê lầm. Chỉ
cho người NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT mới được mà thôi, đây gọi là GIỚI-TÂM TRỤ.
Sutra:
With this secret
interplay of light, they obtain the Buddha's eternal solidity and unsurpassed
wonderful purity. Dwelling in the unconditioned, they know no loss or
dissipation. This is called the Mind that Resides in Precepts.
Commentary:
With this secret interplay of light, they obtain the Buddha's eternal solidity
and unsurpassed wonderful purity. At this point, there is a hidden connection
between the light of your mind and the light of the Buddha's mind; that is what
is meant by the "secret interplay of light." The light of your heart
reaches to the Buddha's light, and the Buddha's light reaches to your heart.
After the light of the Buddha has entered your heart, it returns to the Buddha.
After the light of your mind has entered the Buddha's mind, it returns to your
own mind.
This interplay of light goes full circle. One thus obtains a
constant illumination from the Buddha. In fact, one simply becomes one with the
Buddha. This purity is incomparable. Nothing surpasses it. Dwelling in the
unconditioned, they know no loss or dissipation. One has obtained the
unconditioned dharmas, and no loss can occur. This is called the Mind that
Resides in Precepts.
Comments
Post a Comment