HAI CÁI NHÂN ĐIÊN ĐẢO

 

Phật dạy: “A Nan, ông nên biết diệu tính là viên minh, rời các danh tướng, bản 

lai không có TH-GII CHÚNG-SINH”.


Kinh văn:

 

 

A Nan tức tùng tòa khởi đảnh lễ Phật túc nhi bạch Phật ngôn

Nbối ngu độn hiếu vi đa văn ư chư lậu tâm  vị cầu xuất ly mông Phật từ hối đắc chánh huân tu thân tâm khoái nhiên hoạch đại nhiêu ích

 

( Ông A Nan, liền từ chỗ ngi đứng lên đảnh lễ nơi chân Phật mà thưa với Phật rằng:

 

“Chúng con ngu độn, tham cầu đa văn, đối với các tâm hữu lậu chưa cầu thoát ly, nhờ Phật dạy bảo, được lối huân tu chân chánh, thân tâm khoan khoái, được nhiều lợi ích”)

 

 

Giảng giải:

 

Ông A Nan, liền từ chỗ ngời đứng lên đảnh lễ nơi chân Phật mà thưa với Phật rằng: “Chúng con ngu độn, đấy là sự học hỏi và phải nhờ vào trí nhớ của chúng ta, tham cầu đa văn, đối với các tâm hữu lậu chưa cầu thoát ly”.

 

Chúng ta ưa đọc sách, học tập và nhớ nhiều. Chúng ta thông minh và hiểu biết nhiều. Nhưng ngoài tư tưởng và hành động, chúng ta không còn nhận thấy gì khác. Thật sự, mọi người chúng ta không muốn vượt khỏi ba cõi, không chú tâm thoát khỏi căn nhà đang bốc cháy.

 

Nay, nhờ Phật dạy bảo, được lối huân tu chân chánh, thân tâm khoan khoái, được nhiều lợi ích.

 

Phật chỉ dạy chúng ta cách thức tu tập, điều ấy khiến cho mọi người cảm thấy rất hạnh phúc, có được nhiều lợi lạc.

 

Sutra:

Then Ananda arose from his seat, bowed at the Buddha's feet, and said to the Buddha, "Now that we who are stupid and slow, who are fond of erudition but have not sought to cease the outflows of our minds, have received the Buddha's compassionate instructions and have attained the proper means to become infused with cultivation, we experience joy in body and mind and obtain tremendous benefit."

Commentary:


Then Ananda arose from his seat, bowed at the Buddha's feet, and said to the Buddha: Now that we who are stupid and slow, that is, those of us in the assembly who still must study and must rely on our memories, who are fond of erudition but have not sought to cease the outflows of our minds: we like to read, to study, and to memorize. We are quite clever at that. But as to the outflows of our thoughts and actions, we have not sought to get rid of them. We have not decided we want to transcend the triple realm. We are not concerned about getting out of the burning house.

Now that we have received the Buddha's compassionate instructions and have attained the proper means to become infused with cultivation, we experience joy in body and mind and obtain tremendous benefit. The Buddha has now taught us the genuine dharma-methods that we should cultivate and steep ourselves in. This makes us very happy. It's been of great benefit to us.


Kinh văn:

 

Thế Tôn như thị tu chứng  Phật tam ma địa vị đáo Niết Bàn vân danh vi càn huệ chi Địa tứ thập tứ tâm chí tiệm thứ đắc tu hành mục chỉ phương sở danh nhập Địa trung vân danh vi  Đẳng Giác Bồ Tát

 

( Bạch Thế Tôn, những người tu chứng pháp Tam-ma-địa của Phật như thế, chưa đến Niết bàn thì sao gọi là Càn huệ địa? Trong 44 tâm đến thức bậc nào mới được danh mục tu hành? Đến phương sở nào mới gọi là nhập địa? Thế nào mới gọi là Đẳng giác Bồ tát?

 

 

Giảng giải:

 

Bạch Thế Tôn, những người tu chứng pháp Tam-ma-địa của Phật như thế, chưa đến Niết bàn thì sao gọi là Càn huệ địa?

 

Bạch Phật, chúng con tu theo pháp này và đạt được chánh định của Phật. Nhưng trước khi đến Niết bàn, còn phải qua nhiều cấp khác nhau – chẳng hạn, thế nào gọi là Càn-Huệ địa?

 

Trong 44 tâm đến thức bậc nào mới được danh mục tu hành? Đến phương sở nào mới gọi là nhập địa? Làm thế nào chúng con biết là mình đạt tới địa vị Thập địa Bồ tát? Và thế nào mới gọi là Đẳng giác Bồ tát? Phần này sẽ giải thích trong các đoạn sau.

 

 

Sutra:

"World Honored One, for one who cultivates in this way and is certified as having attained the Buddha's
samadhi, but who has not yet reached nirvana, what is meant by the level of 'dry wisdom'? What are the 'forty-four minds'? What is the sequence in which one cultivates till one reaches one's goal? What place must one reach to be said to have 'entered the grounds'? And what is meant by a Bodhisattva of 'equal enlightenment'?"

 

 

Chánh-định (Samadhi)



Commentary:


World Honored One, for one who cultivates in this way and is certified as having attained the Buddha's samadhi, but who has not yet reached nirvana, what is meant by the level of "dry wisdom"? Buddha, we cultivate in this way until we are certified to the fruition and give proof to the Buddha's samadhi-power. But before we reach nirvana, there are many levels to pass through. What is the level of "dry wisdom", for example? What are the "forty-four minds"? What is the sequence in which one cultivates till one reaches one's goal? What place must one reach to be said to have entered the grounds? How do we know when we reach the level of the tenth ground Bodhisattva? And what is meant by a Bodhisattva of "equal enlightenment"? Since all these terms are going to be explained in the subsequent passages, we will not go into them here.



Kinh văn:

 

Tác thị ngữ ngũ thể đầu địa đại chúng nhất tâm trữ Phật từ âm trừng mông chiêm ngưỡng

 

( Nói lời ấy xong, năm vóc gieo xuống đất, cả đại chúng cùng một lòng, chăm chỉ mong chờ lời từ của Phật.)

 

 

Giảng giải:

 

 

Sau khi ông A Nan nói lời ấy xong, năm vóc gieo xuống đất, A Nan cùng tất cả mọi người trong đại hội dùng năm vóc – tức đầu, đôi chân, đôi tay cùng gieo xuống đất hành lễ.

 

Cả đại chúng cùng một lòng, chăm chỉ mong chờ lời từ của Phật. Mọi người đều hết sức chăm chú nhìn Phật và chờ đợi Phật nói pháp. Quý vị thử nghĩ Phật sẽ nói gì?

 

 

Sutra:

Having said this, he made a full prostration, and then the great assembly single-mindedly awaited the sound of the Buddha's compassionate voice as they gazed up unblinking with respectful admiration.

Commentary:


After Ananda had said this, he made a full prostration. He and everyone in the great assembly placed their five limbs; their head, arms, and legs, on the ground in full obeisance. And then the great assembly single-mindedly awaited the sound of the Buddha's compassionate voice as they gazed up unblinking with respectful admiration. They gazed with such fixed intensity that it was as if they could not see. They waited expectantly for the Buddha to speak. What do you suppose the Buddha is going to say?



Kinh văn:

 

Nhĩ thời Thế Tôn  tán A Nan ngôn thiện tai thiện tai nhữ đẳng nãi năng phổ vị đại chúng cập chư mạt thế  nhất thiết chúng sanh tu tam ma địa  cầu Đại Thừa giả

 

 Tùng ư phàm phu  chung đại Niết Bàn huyền thị thượng chánh tu hành lộ

 

Nhữ kim đế thính đương nhữ thuyết 。阿A Nan đại chúng hip chưởng khô tâm mặc nhiên thọ giáo

 

( Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ông A Nan rằng: “Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết vì đại chúng và hết thảy chúng sinh tu Tam-ma-địa, cầu pháp Đại thừa trong thời mạt pháp, xin ta chỉ trước đường tu hành vô thượng chơn chánh, từ phàm phu cho đến Đại Niết Bàn; nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói”.

 

Ông A Nan và đại chúng chắp tay sạch lòng, lặng yên thọ giáo.)

 

 

Giảng giải:

 

Lúc bấy giờ, tại đại Hội rất đông người, cùng chăm chú chiêm ngưỡng, Đức Thế Tôn khen ông A Nan. Nhận thấy A Nan và đại chúng rất thành tâm, do đó, Ngài nói: Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết vì đại chúng và hết thảy chúng sinh tu Tam-ma-địa, cầu pháp Đại thừa trong thời mạt pháp”.

 

Ông muốn cùng mọi người tu học chứ không phải vì lợi lạc cho riêng mình. Ông hành động vì đại chúng nơi đây, và cả những người muốn học pháp Đại thừa sau này, vì vậy ông xin ta chỉ trước đường tu hành vô thượng chơn chánh, từ phàm phu cho đến Đại Niết Bàn.

 

Niết bàn là bất sinh, là tịch diệt, ông chưa đạt đến nhưng muốn biết cách thực hiện cho được. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói. Hãy hết sức chú ý, ta sẽ giảng giải cho ông.

 

Ông A Nan và đại chúng chắp tay sạch lòng, lặng yên thọ giáo. Sạch lòng có nghĩa là trừ tất cả vọng tưởng, tạp niệm ra khỏi tâm thức. Có năm loại kiến giải cần loại trừ là:

 

1.       Thân kiến

 

2.     Biên kiến

 

3.     Giới cấm thủ kiến

 

4.     Kiến thủ kiến

 

5.     Tà kiến.

 

Cùng với năm nguyên nhân làm cho si độn:

 

1.       Tham

 

2.     Sân

 

3.     Si

 

4.     Mạn

 

5.     Nghi

 

Như chiếc thuyền trống rỗng, họ vất ra khỏi tâm trí mọi điều học hỏi, và yên lặng lắng nghe Đức Thích Ca giảng giải.

 

 

Sutra:

At that time the World Honored One praised Ananda, saying, "Good indeed, good indeed, that you can for the sake of the entire great assembly and those beings in the final age who cultivate samadhi and seek the great vehicle, ask to have explained and revealed the unsurpassed proper path of cultivation that takes one from the level of an ordinary person to final Parinirvana. Listen attentively, and I will speak about it for you." Ananda and everyone in the assembly placed their palms together, cleansed their minds, and silently waited to receive the teaching.

Commentary:

At that time refers to the period when the great assembly was gazing up unblinkingly with respectful admiration. The World Honored One praised Ananda. He perceived how sincere Ananda and the great assembly were, so he praised him saying: Good indeed, good indeed, you are certainly a good person. You can for the sake of the entire great assembly and those beings of the final age. It is excellent that you who still have something left to study can seek for the sake of everyone and not just for yourselves. You are not being selfish or seeking self-benefit in doing this. You are doing it for everyone assembled here and also for beings to come in the future who cultivate samadhi and who want to practice the great vehicle dharmas of benefiting themselves and benefiting others, and so you ask to have explained and revealed the unsurpassed proper path of cultivation that takes one from the level of an ordinary person to final Parinirvana. Nirvana is the fruition where there is neither production nor extinction. You haven't arrived at it yet, but you wish to know about the proper way to get there. Listen attentively, and I will speak about it for you. Pay close attention. I am willing to explain it for you.

Ananda and everyone in the assembly placed their palms together, cleansed their minds, and silently waited to receive the teaching. "Cleansed their minds" means that they cast out their extraneous thoughts, the false thinking of their conscious mind, their mad mind and wild nature. They got rid of the five quick causes,

1. the point of view of a body,
2. prejudiced views,
3. the point of view of unbeneficial precepts,
4. opinionated views, and
5. deviant views,

as well as the five slow causes,

1. greed,
2. hatred,
3. stupidity,
4. pride, and
5. doubt.

Just as one hollows out a log to make a boat, they hollowed out their minds so that they could receive the teaching. At this point no one spoke. They were silent as they waited for Shakyamuni Buddha to begin his explanation.


Kinh văn:

 

Phật ngôn A Nan đương tri diệu tánh viên minh ly chư danh tướng bổn lai hữu  thế giới chúng sanh

 

 

( Phật dạy: “A-Nan, ông nên biết diệu tính là viên minh, rời các danh tướng, bản lai không có TH-GII CHÚNG-SINH”.

 

 

Giảng giải:

 

Phật dạy: “A Nan, ông nên biết diệu tính là viên minh, bản lai vốn rất sáng suốt, rất màu nhiệm nên xa rời các danh tướng, như kinh Kim Cang nói: “Phàm là tướng sở hữu đều là hư vọng, nếu thấy tướng là phi tướng ắt sẽ thấy Như Lai”.

 

Nếu chấp tướng, mọi sự việc quý vị thấy biết cũng đều là chấp trước. Căn bản là không có danh, cũng chẳng có tướng. Vậy tại sao không có danh tướng? Đấy là vì bản lai không có thế giới chúng sinh, chỉ vì chính con người gây ra ảo tưởng và tạo nghiệp mới hình thành thế giới báo ứng của chúng sinh như vậy.

 

 

Sutra:

The Buddha said, "Ananda, you should know that the wonderful nature is perfect and bright, apart from all names and appearances. Basically there is no world, nor are there any living beings."

Commentary:

The Buddha said, "Ananda, you should know that the wonderful nature is perfect and bright. The Buddha nature, the self-nature, the bright nature of enlightenment, all refer to this wonderful nature which is apart from all names and appearances." As the Vajra Sutra puts it,

Whatever has an appearance is empty and false. If one sees all appearances as having no appearance, one sees the Thus Come One.

But you can't get rid of appearances. Whatever you see you become attached to. That's why there are appearances. Basically there are no appearances in the wonderful nature. Nor are there any names. Why aren't there any names or appearances? Basically there is no world, nor are there any living beings. Only because one gives rise to delusion and creates karma is there a world in which living beings undergo retribution.



Kinh văn:

 

Nhân vọng hữu sanh nhân sanh hữu diệt sanh diệt danh vọng

 

( Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh nên có diệt, sinh diệt gọi là vọng.)

 

Giảng giải:

 

Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh nên có diệt. Nếu không có sinh sẽ không có diệt, sinh diệt gọi là vọng. Cái sinh sau khi sinh, cái diệt sau khi diệt, mọi sinh diệt đó đều là hư vọng, nó không thực có.

 

 

Sutra:

Because of falseness, there is production. Because of production, there is extinction. The names 'production' and 'extinction' are false.

Commentary:

Because of falseness, there is production. Because of production, there is extinction. If there were no production, there would be no extinction. The names "production" and "extinction" are false. Production after production, extinction after extinction are all created from falseness; there is no reality to them.


Kinh văn:

 

Diệt vọng danh chân thị xưng Như Lai thượng Bồ Đề cập đại Niết Bàn nhị chuyển y hiệu

 

( Diệt vọng gọi là chân, đấy gọi là hai hiệu chuyển y vô thượng Bồ đề và Đại Niết bàn của Như Lai.

 

Giảng giải:

 

Diệt vọng gọi là chân. Khi đạt được chân như của tự tánh, ông sẽ đạt được Phật tánh, đấy gọi là hai hiệu chuyển y vô thượng Bồ đề và Đại Niết bàn của Như Lai, một đàng là chuyển khổ đau đến Bồ đề và một là chuyển sinh từ vào Niết bàn.

 

 Sutra:


When the false is extinguished, there is truth, which is called the Thus Come One's Unsurpassed Bodhi and Great Nirvana: those are names for two kinds of turning around.

Commentary:


When the false is extinguished, there is truth. When your truth reaches the true suchness of the self-nature, you have reached the Buddha-nature, which is called the Thus Come One's Unsurpassed Bodhi and Great Nirvana: those are names for two kinds of turning around. One turns afflictions into Bodhi; one turns birth and death into nirvana.


Kinh văn:

 

A Nan nhữ kim dục tu  chân tam ma địa trực chỉ  Như Lai  đại Niết Bàn giả tiên đương thức thử  chúng sanh thế giới  nhị điên đảo nhân điên đảo bất sanh tắc Như Lai  chân tam ma địa

 

( A-Nan, nay ông muốn tu pháp chân Tam-ma-địa, đến thẳng Đại Niết bàn của Như Lai, trước hết phải biết hai cái nhân điên đảo của thế giới và chúng sinh này, điên đảo không sinh, đấy là chân Tam-ma-địa của Như Lai.

 

Giảng giải:

 

             A-Nan, nay ông muốn tu pháp chân Tam-ma-địa, đến thẳng Đại Niết bàn của Như Lai. Ông muốn tu pháp Đại Bồ tát và đại Chánh-định. Ông muốn tiến đến địa vị Phật và được bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

 

             Trước hết phải biết hai cái nhân điên đảo của thế giới và chúng sinh này, điên đảo không sinh, đấy là chân Tam-ma-địa của Như Lai. Có thể nhận thực nhân điên đảo và tránh không để sinh khởi – đấy là chánh định của Phật.

 

 

Sutra:

Ananda, you now wish to cultivate true samadhi and arrive directly at the Thus Come One's Parinirvana. First, you should recognize the two upside-down causes of living beings and the world. If these upside-down states are not produced, then there is the Thus Come One's true samadhi.

Commentary:


Ananda, you now wish to cultivate true samadhi and arrive directly at the Thus Come One's Parinirvana. You want to cultivate the great Bodhisattva's dharma and obtain genuine samadhi-power. You want to go right to the Buddha's position and obtain the four virtues of nirvana: permanence, bliss, true self, and purity. First, you should recognize the two upside-down causes of living beings and the world. If these upside-down states are not produced, then there is the Thus Come One's true samadhi. To be able to recognize these inversions and to avoid giving rise to them, is the true samadhi of the Buddha.


Kinh văn:

 

A Nan vân danh vi  chúng sanh điên đảo A Nan do tánh minh tâm tánh minh viên cố nhân minh phát tánh tánh vọng kiến sanh tùng tất cánh thành cứu cánh hữu

 

 

( A-Nan, thế nào gọi là điên đảo của chúng sinh? A Nan, do cái tâm bản tánh là minh, và tánh minh ấy viên mãn cùng khắp, do đó nên nhân tánh minh phát ra mà vọng kiến nhận là có tánh sinh ra, từ rốt ráo là không lại thành rốt ráo là có.)

 

 

Giảng giải:

 

Nan, thế nào gọi là điên đảo của chúng sinh? A Nan, do cái tâm bản tánh là minh, và tánh minh ấy viên mãn khắp cùng. Tánh vốn sáng rỡ và biến chiếu cùng khắp. Do đó nên nhân tánh minh phát ra mà vọng kiến nhận là có tánh sinh ra.

 

Vì mê lầm, không nhận được bản tánh viên mãn sáng suốt nên sinh ra các thứ hư vọng, biến thành vô minh. Vô minh là một loại ảo tưởng, là sự mê muội, do đó nên nghiệp sinh khởi – sinh và tử cũng thành hiện hữu.

 

 

Do một vọng niệm mà dấy lên Tam tế

 

Do Tam tế phát triển thành lục thô.

 

 

Quan điểm này đã được luận đến trong phần đầu của bản Kinh. Một khi từ chân khởi vọng thì nghiệp chướng liền sanh khởi. Cùng với nghiệp tướng là Chuyển tướng, và sau cùng là Năng kiến tướng.

 

Tam tế - tức tướng trạng cực kỳ vi tế.

 

 

1.      Nghiệp tướng

 

2.     Chuyển tướng

 

3.     Năng kiến tướng.

 

 

Từ Tam tế duyên với cảnh giới của hiện tướng mà sinh sáu loại mê tướng, tức lục thô như sau:

 

1.      Trí tướng, tức trí huệ của thế gian.

 

2.     Tương tục tướng, mọi sự đều diễn tiến không ngớt.

 

3.     Chấp thủ tướng.

 

4.     Kế danh tự tướng.

 

5.     Khởi nghiệp tướng.

 

6.     Nghiệp hệ khổ tướng.

 

Từ rốt ráo là không lại thành rốt ráo là có, đấy là sự biểu hiện của Tam tế, cũng từ vọng niệm sai lầm nên mới hiện diện như vậy.

 

 

Sutra:

Ananda, what is meant by the upside-down state of living beings? Ananda, the reason that the nature of the mind is bright is that the nature itself is the perfection of brightness. By adding brightness, another nature arises, and from that false nature, views are produced, so that from absolute nothingness comes ultimate existence.

Commentary:


Ananda, what is meant by the upside-down state of living beings? Ananda, the reason that the nature of the mind is bright is that the nature itself is the perfection of brightness. The basic nature is perfectly bright and illumines all appearances. But by adding brightness, another nature arises. By adding brightness to the inherent brightness of the self nature, another nature comes into being, that of karmic obstructions. This is because from the true the false arises. Based in the nature of the treasury of the Thus Come One, one gives rise to ignorance. Another way of putting it is that one tries to add brightness to enlightenment when all along the nature of enlightenment is brightness itself. In that one movement of the false thought to add light to brightness, the appearance of karma is created, the first of the three subtle appearances.

And from that false nature, views are produced. This is the appearance of turning. Originally there was the nature of the treasury of the Thus Come One, but now ignorance has arisen. Ignorance is a kind of delusion, and once there is delusion, a lack of clarity, then karma arises. The nature of that karma is false, and from it views arise. Birth and death come into being.

From a single unenlightened thought
the three subtle appearances arise.
Then external states become the conditions
for the arising of the six coarse appearances.

This concept was also discussed earlier in the sutra. When falseness arises from within the truth, then the appearance of karma is produced. With the appearance of karma, there comes the appearance of turning. First one gives rise to delusion, but then one creates karma and after that must undergo a retribution. So the last is the appearance of manifestation. These are the three subtle appearances:

1. the appearance of karma;
2. the appearance of turning;
3. the appearance of manifestation.

From this process, a great deal of confusion arises, which extends itself into the six coarse appearances:

1. the appearance of knowing, which refers to worldly knowledge;
2. the appearance of continuation, in which things go on and on without cease;
3. the appearance of attaching and grasping;
4. the appearance of reckoning names;
5. the appearance of the arising of karma;
6. the appearance of the suffering of being bound by karma.

So that from absolute nothingness comes ultimate existence. That is the third subtle appearance, that of manifestation. Because of the falseness, existence comes into being.


Kinh văn:

 

Thử hữu sở hữu phi nhân sở nhân trụ sở trụ tướng liễu căn bổn bổn thử trụ kiến lập thế giới cập chư chúng sanh

 

 

( Có cái sở hữu như vậy là do phi nhân làm nhân, và những tướng năng trụ sở trụ, rốt ráo không có cội gốc. Đoạn lại từ cái gốc vô trụ ấy mà kiến lập nên thế giới và các chúng sanh.)

 

 

Giảng giải:

 

Có cái sở hữu như vậy, sở hữu ở đây đều là do vô minh, vì:

 

Do một vọng niệm mà dấy lên Tam tế

 

Do Tam tế phát triển thành lục thô.

 

Mọi sở hữu đều hiện hữu, nhưng là do phi nhân làm nhân. Nhân là nương theo. Tại sao gọi là phi nhân? Vì, mặc dù Tam tế được biết là khởi từ vô minh, và vô minh thì không có thực thể, do đó, nó không phải là chỗ nương tựa đáng tin cậy.

 

Và những tướng năng trụ sở trụ, rốt ráo không có cội gốc.

 

Từ vô minh, hư vọng nên có chúng sanh, do đó, những tướng năng trụ, sở trụ đều để nương tựa, nhưng lại dựa vào cái gốc vô minh, không an trụ ấy thành lập thế giới và các chúng sanh.

Như vậy, sự hiện hữu đó là bất thực, hoàn toàn trống rỗng và hư vọng.

 

 

Sutra:

All that exists comes from this; every cause in fact has no cause. Subjective reliance on objective appearances is basically groundless. Thus, upon what is fundamentally unreliable, one sets up the world and living beings.

Commentary:


All that exists comes from this. "This" refers to ignorance, because:

From a single unenlightened thought
the three subtle appearances arise.
Then external states become the conditions
for the arising of the six coarse appearances.

"All that exists," then, refers to these appearances. Yet, every cause in fact has no cause. "Cause" here refers to a place of reliance. Why is there said to be no cause? It is because, although the three subtle appearances are said to arise from ignorance, ignorance is not really dependable. It is not a true place of reliance. Ignorance itself is a false creation, an empty appearance.

Therefore, although it seems to be that the three subtle appearances arise out of ignorance, it doesn't really happen that way, because ignorance itself doesn't even exist! Since ignorance doesn't have any substance of itself, how can the three subtle appearances arise from it? Subjective reliance on objective appearances is basically groundless. Living beings are the subjective aspect that relies on ignorance, the objective aspect. But basically there is no foundation in this. There is really no source. Thus, upon what is fundamentally unreliable, one sets up the world and living beings.

Basically there is nothing to be depended on, but it is on this unreliable ignorance that the world is established. Out of what is empty, false, and unreal the world is set up, and with it all living beings. Their very existence is empty and false; there is nothing real about it.


Kinh văn:

 

Mê bổn viên minh thị sanh vọng vọng tánh thể phi hữu sở y

 

( Vì mê không nhận ra tánh viên minh vốn có, nên sinh ra hư vọng, tánh hư vọng không có tự thể, không phải là có chỗ nương tựa.)

 

 

Giảng giải:

 

Vì mê không nhận ra tánh viên minh vốn có, nên sinh ra hư vọng.

 

Mê là hư vọng sinh ra từ chân tánh. Đối với Như Lai tạng tánh, thực sự không có danh, không có tướng. Khi vô minh sanh thì đầy dẫy vọng động. Từ vọng động, con người không còn nhận ra tánh giác ngộ, tựa như đánh mất đi căn nhà của chính mình vậy.

 

Tánh hư vọng không có tự thể, không phải là có chỗ nương tựa.

 

Hư vọng, tự nó không phải là thực chất nó chỉ là hư tưởng, không thực. Do vậy, vô minh không phải là thực chất nên Tam tế cũng chẳng có căn để thực sự.

 

 

Sutra:

Confusion about one's basic, perfect understanding results in the arising of falseness. The nature of falseness is devoid of substance; it is not something which can be relied upon.

Commentary:


Confusion about one's basic, perfect understanding results in the arising of falseness. "Confusion" refers to the arising of falseness out of truth. Basically there is no name or appearance in the nature of the treasury of the Thus Come One. But when ignorance is produced, confusion results. Since one is confused, one no longer recognizes one's inherent enlightened nature. Once that happens, it is as if one has lost one's home.

Then falseness arises. The nature of falseness is devoid of substance; it is not something which can be relied upon. Although falseness arises out of truth, falseness itself doesn't have any substance. It came out of truth, but it is merely illusory. Since ignorance doesn't have a substance of its own, the three subtle appearances cannot really be based on it.

Kinh văn:

 

Tương dục phục chân dục chân phi chân Chân Như tánh phi chân cầu phục uyển thành phi tướng

 

 

( Muốn cầu trở lại chân tánh thì cái muốn chân thật đó đã không phải là tánh chân như chân thật. Cầu trở lại không đúng chân lý thì hiển thành những phi tướng.)

 

 

Giảng giải:

 

Muốn cầu trở lại chân tánh thì cái muốn chân thật đó đã không phải là tánh chân như chân thật.

 

Về căn bản, vô minh không có thực chất riêng biệt, đo dó Tam tế thực sự cũng chẳng có cội gốc thực sự gì. Vậy nên thực là sai lầm nếu ông quyết định muốn quay trở lại với chân lý, quay trở lại căn cội để tìm kiếm chân lý. Ông sẽ càng khởi thêm hư vọng. Nếu muốn trở lại với chân tánh, ông đừng gia thêm sự sáng vào tánh giác ngộ, đừng gắn thêm cái đầu đã có, đừng tìm con lừa khi đang cưỡi lừa.

 

Cầu trở lại không đúng chân lý.

 

Đừng truy tìm chân lý vốn có, tốt hơn hết, ông chỉ cần hóa giải (THẤY THẬT TƯỚNG) vô minh (LÀ HƯ VỌNH), đó chính là chân lý. Không nhất thiết phải tìm kiếm gì khác. Lý do ông không nắm bắt được chân lý là vì ông đang giữ chặt lấy vô minh. Nếu biết vô minh không có thực chất thì ông đừng khởi vọng tưởng, đừng kiếm tìm chân lý. Khi vô minh diệt thì pháp tánh tự nhiên sẽ hiển thiện.

 

Hiển thành những phi tướng.

 

Không tìm chân lý, hoặc loại trừ vọng tưởng, cần thiết là phải phá vỡ vô minh, như vậy tự tánh giác ngộ sẽ tức thì hiện hữu. Nhưng nếu vô minh chưa phá mà vẫn kiếm tìm chân lý thì khác nào bỏ gốc, nắm lấy ngọn. Một khi vô minh diệt thì Tam tế cũng biến mất, cả lục thô cũng vậy.

 

Sutra:

One may wish to return to the truth, but that wish for the truth is already a falseness. The real nature of true suchness is not a truth that one can seek to return to. By doing so one misses the mark.

Commentary:


One may wish to return to the truth, but that wish for the truth is already a falseness. Basically, ignorance has no substance of its own, and as a consequence the three subtle appearances aren't really based on anything. Therefore, it is a mistake to decide that you want to "return to the truth," to go back to the source in order to seek for the truth.

You've just given rise to more falseness. If you want to return to the truth, you should merely refrain from adding brightness to enlightenment; just don't add a head on top of a head. Don't go looking for a donkey while riding on a donkey.

The real nature of true suchness is not a truth that one can seek to return to. It's not that you decide to return to inherent truth. Rather, you simply dispense with ignorance; that itself is the truth. There's no need to seek further. The entire reason you do not grasp the truth is that you are possessed with ignorance. If you discover that ignorance has no substance, then "you don't get rid of false thinking, and you don't seek the truth."

All you have to do is destroy ignorance, and the dharma nature manifests. By doing so one misses the mark. Basically one does not have to seek truth or cut off falseness. All one has to do is smash through ignorance, and one's enlightened nature appears spontaneously. But if one does not smash through ignorance and yet seeks the truth, one is doing what is called "letting go of the root and grasping at the branches." The first step is to break through ignorance. When ignorance is destroyed, the three subtle appearances also disappear, and so do the six coarse appearances. How can one seek truth when one has not destroyed ignorance? If one tries to do it that way, one ends up with more false appearances.


Kinh văn:

 

Phi sanh phi trụ phi tâm phi pháp triển chuyển phát sanh sinh lực phát minh huân thành nghiệp đồng nghiệp tương cảm nhân hữu cảm nghiệp  tương diệt tương sanh do thị cố hữu chúng sanh điên đảo

 

 

( Không phải sinh, không phải trụ, không phải tâm, không phải pháp. Xoay vần phát sinh và sinh lực phát huy, huân tập thành ra nghiệp báo, đồng nghiệp thì cảm với nhau, nhân đó mà cảm ra các nghiệp diệt nhau, sinh nhau, do đó mới có điên đảo về chúng sanh.)

 

 

Giảng giải:

 

Không phải sinh, là tướng sinh của vô minh, không phải trụ, chỉ nghiệp thức, đấy là thức thứ tám. Không phải tâm, chỉ về kiến phần, không phải pháp, chỉ về tướng phần. Những vô minh, nghiệp thức và kiến phần, tướng phần đều không có căn để, không có thực chất. Sự hiện hữu của chúng chỉ là giả tạo, không phải thực pháp, do đó nên xoay vần phát sinh, điều đó như sự liên hệ giữa mắt, tai mũi, lưỡi, thân và Ý vậy.

 

Và sinh lực phát huy, huân tập thành ra nghiệp báo, sự liên tục sinh khởi và triển chuyển làm phát huy sinh lực, càng phát triển càng hiển hiện, do đó mà mọi hoặc, nghiệp, khổ càng nhiều, càng mạnh mẽ. Đồng nghiệp thì cảm với nhau, do các quan hệ hỗ tương nên cùng diệt nhau, do đó mới có điên đảo về chúng sanh, các chúng sinh điên đảo vì vọng tưởng của chính mình.

 

Sutra:

What basically is not produced, what basically does not dwell, what basically is not the mind, and what basically are not dharmas arise through interaction. As they arise more and more strongly, they form the propensity to create karma. Similar karma sets up a mutual stimulus. Because of the karma thus generated, there is mutual production and mutual extinction. That is the reason for the upside-down state of living beings.

Commentary:


What basically is not produced refers to the ignorance which produces appearances. What basically does not dwell refers to karmic consciousness, which is to say the eighth consciousness. What basically is not the mind refers to the aspect of seeing. What basically are not dharmas refers to the aspect of appearances. Ignorance, karmic consciousness, and the aspects of seeing and appearances have no source and no substance of their own. Their very existence is illusory. Nonetheless, this sickness is contagious once it arises: that is what is meant by they arise through interaction.

It is the same as the interconnection of the eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. As they arise more and more strongly, they form the propensity to create karma. Their continual arisal and transformation become powerful, and, so similarly, the karma they make increases. Ignorance, karmic consciousness, and the aspects of seeing and appearances aid one another; they borrow strength from one another. This interaction becomes stronger and stronger until, when it reaches its peak, they become fused and create karma.

Karmic obstacles arise. Similar karma sets up a mutual stimulus. Because of the karma thus generated, there is mutual production and mutual extinction. Because of this interconnection and mutual stimulation, production and extinction are created. That is the reason for the upside-down state of living beings. That's how living beings come to be and how they give rise to inversions.


Kinh văn:

 

A Nan vân danh vi thế giới điên đảo thị hữu sở hữu phân đoạn vọng sanh nhân thử giới lập phi nhân sở nhân trụ sở trụ thiên lưu bất trụ nhân thử thế thành tam thế tứ phương hòa hiệp tương thiệp biến hóa chúng sanh  thành thập nhị loại

 

 

( A-Nan, thế nào gọi là điên đảo về thế giới? Do có cái sở hữu đó nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra, vì thế mà giới thành lập, do phi nhân làm nhân, không có năng trụ, sở trụ nên dời đổi không dừng, nhân đó mà thế giới thành lập. Ba đời bốn phương hòa hiệp can thiệp nhau, chúng sinh biến hóa thành mười hai loại.)

 

 

Giảng giải:

 

             A-Nan, thế nào gọi là điên đảo về thế giới?

 

             A Nan, ta sẽ giảng về sự điên đảo của thế giới. Ông lắng nghe. Do có cái sở hữu đó. “Đó” – chỉ sự vô minh. “Cái sở hữu” là thân vọng tưởng của chúng sinh, nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra, vô minh và chúng sinh.

 

 

“Phần” là chỉ căn thân của chúng sinh. “Đoạn” là chỉ đời người từ sinh đến tử. Nhân vì vô minh bất giác nên chúng sinh cứ mãi trôi lăn theo nghiệp, vọng tưởng là có sinh có tử, có căn thân giả tạo, vì thế mà giới thành lập, do phi nhân làm nhân, không có năng trụ, sở trụ nên dời đổi không dừng.

 

Vô minh là vô căn, là hư trống, nó không có thực chất. “Phi nhân” cũng là vô minh, nó không phải là cái nhân thực sự, chỉ vì vọng tưởng nên sinh ra thế giới. Do đó, thế giới cũng là hư trống, không thực, nó không có cảnh tướng thường trụ, cảnh tướng trụ của nó chỉ là hư vọng, luôn thay đổi không dừng, nhân đó mà thế giới thành lập.

 

 

Ba đời bốn phương, mọi ảnh hưởng hòa hiệp để tạo nên thế giới. Thế giới có ba đời là quá khứ, hiện tại, tương lai. Bốn phương là bốn hướng trong không gian, hòa hiệp can thiệp nhau, chúng sinh biến hóa thành mười hai loại, đấy là nhờ vào các động lực khác nhau.

 

Mười hai loại chúng sinh sẽ giảng giải phần sau.

 

 

Sutra:

Ananda, what is meant by the upside-down state of the world? All that exists comes from this; the world is set up because of the false arising of sections and shares. Every cause in fact has no cause; everything that is dependent has nothing on which it is dependent, and so it shifts and slides and is unreliable. Because of this, the world of the three periods of time and four directions comes into being. The union and interaction of times and direction bring about changes which result in the twelve categories of living beings.

Commentary:


Ananda, what is meant by the upside-down state of the world? Ananda, I will explain the inversions of the world. You should listen to this. All that exists comes from this. "This" refers to ignorance. "All that exists" refers to the physical bodies and faculties of living beings. The world is set up because of the false arising of sections and shares, of ignorance and living beings.

"Sections" refers to the individual bodies of living beings. "Shares" refers to their various lifespans. When beings give rise to ignorance, to an unenlightened thought, it is as if they have taken some drug which confuses them, or as if they had gotten drunk on too much wine. They no longer know what they should be doing. So they simply go along with their karma. Whatever karma they create, they undergo retribution for those deeds. This is why the world comes into being. Every cause in fact has no cause; everything that is dependent has nothing on which it is dependent, and so it shifts and slides and is unreliable.

Although ignorance is groundless and void, nonetheless it is the cause of this world. "No cause," then, refers to ignorance, which, being empty, cannot form a cause. And yet, illusory though it is, it gives rise to the world, "every cause." The world is empty, too, then, and since it is empty, it cannot be relied upon. And yet, it appears it can be relied upon. "Everything that is dependent has nothing on which it is dependent." Basically, the world is not something on which anything can be dependent, but because living beings give rise to false attachment and false emotion, they become something "that is dependent." This dependency is a manifestation of their karmic consciousness. But since the whole situation is basically empty, basically non-existent, basically causeless and unreliable, things "shift and slide and are unreliable."

The entire circumstance is never-ending and always in a state of flux. Because of this, the world of the three periods of time and four directions comes into being. All these influences combine to create the world. The world has three periods of time: past, present, and future. It also has four aspects of space: the four directions. The union and interaction of times and direction bring about changes which result in the twelve categories of living beings. They borrow on one another's strength. The twelve categories of living beings will be discussed below.


Kinh văn:

 

Thị cố thế giới  nhân động hữu thanh nhân thanh hữu sắc nhân sắc hữu hương nhân hương hữu xúc nhân xúc hữu vị nhân vị tri pháp

 

lục loạn vọng tưởng  thành nghiệp tánh cố thập nhị khu phân do thử luân chuyển

 

 

( Vậy nên trong thế giới, nhân động nên có tiếng, nhân tiếng nên có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị nên biết pháp, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tánh, mười hai đối hiện, do đó mà xoay chuyển mãi mãi.)

 

 

Giảng giải:

 

Vậy nên trong thế giới, nhân động nên có tiếng, do có động nên sinh ra âm thanh, tiếng vang.

 

Nhân tiếng nên có sắc, khi có tiếng vang thì liền có sắc.

 

Nhân sắc có hương, sắc tác động làm khởi hương.

 

Nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị nên biết pháp, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tánh.

 

Sáu cảnh ở đây là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cả sáu loại vọng tưởng ấy được xem như những tên trộm cắp. Chúng tạo nghiệp rất mạnh. Và mười hai đối hiện, do đó mà xoay chuyển mãi mãi, đấy là nguyên nhân tựu thành mười hai loại chúng sinh, do nghiệp chiêu cảm nghiệp quả, lại từ quả báo thọ sinh mười hai loại, sống đây chết đó, luân chuyển trong các nẻo đến không bao giờ dứt.

 


Sutra:

That is why, in this world, movement brings about sounds, sounds bring about forms, forms bring about smells, smells bring about contact, contact brings about tastes, and tastes bring about awareness of dharmas. The random false thinking resulting from these six creates karma, and this continuous revolving becomes the cause of twelve different categories.

Commentary:


That is why, in this world, movement brings about sounds. Because of the appearance of movement, the defiling object of sounds arises. Sounds bring about forms. Once the defiling object of sounds exists, the defiling object of forms comes into being. Forms bring about smells. Forms influence the arising of smells. Smells bring about contact, contact brings about tastes, and tastes bring about awareness of dharmas. The random false thinking resulting from these six creates karma.

The "six" refer to forms, sounds, smells, tastes, contact, and dharmas. These six create scattered false thoughts and together they play tricks. They are a gang of thieves. They plunder and rob. They create karma. And this continuous revolving becomes the cause of twelve different categories. The interactions of the six defiling organs make continuous karma, which divides into twelve distinct types. From this, beings undergo continual rebirth in the six paths.


Kinh văn:

 

Thị cố thế gian  thanh hương vị xúc cùng thập nhị biến  vi nhất lữ phục

 

 

( Do đó, trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc biến đổi tột cùng, đến mười hai lần vần trở lại.)

 

 

Giảng giải:

 

Do đó, trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc, đấy là sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - biến đổi tột cùng, đến mười hai lần xoay trở lại, sau khi biến đổi, chúng lại tiếp tục biến đổi cùng tận đến mười hai cách thì xoay trở lại cách ban đầu.

 

Sáu trần ở đây là duyên tạo nghiệp, nghiệp tánh là nhân của luân hồi, do nhân duyên hòa hợp sinh ra hư vọng, luân hồi không dứt, do vậy nên thường có chúng sinh.

 

Sutra:

And so, in the world, sounds, smells, tastes, contact, and the like, are each transformed throughout the twelve categories to make one complete cycle.

Commentary:


And so, in the world, sounds, smells, tastes, contact, and the like, that is, forms, sounds, smells, tastes, contacts, and dharmas, are each transformed throughout the twelve categories to make one complete cycle. There is one change after another as they go through the twelve categories, until a complete revolution is made.

These changes can be explained in two ways: first, each defiling sense-object relates to each category of beings, so that there are womb-born sounds, egg-born sounds, and so forth, up to and including womb-born dharmas, and egg-born dharmas.

The other explanation is that each kind of being complete with the six faculties goes through each category of rebirth in a sequence, based on the weight of its particular karma. Thus if one's thinking is predominant, one becomes first an egg-born being, and so forth.






Comments

Popular posts from this blog